Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì? Tại sao nó là chìa khóa để thành công trong cuộc sống ! - Quý Bùi

Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì? Tại sao nó là chìa khóa để thành công trong cuộc sống !

Vì sao ta cảm thấy mình không giỏi 1 thứ gì?Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì?

Hiệu ứng Duning – Kruger là một loại thiên kiến nhận thức khiến mọi người đánh giá khả năng, kiến thức của họ trong một lĩnh vực nào đó cao hơn thực tế.

Khải niệm này dựa trên một nghiên cứu của hai nhà tâm lý học David Dunning Và Justin Kruger. Họ kiểm tra khả năng logic, ngữ pháp và mức độ hải hước của những người tham gia. Những người trong nhóm có điểm số thấp nhất lại tự đánh giá khả năng của mình rất cao.

Lời giải cho hiệu ứng này là vì họ chưa đủ giỏi trong lĩnh vực đó, nên họ chưa biết đủ nhiều để đánh giá chính xác khả năng của mình.

Nó hoạt động trong đầu chúng ta thế nào ?

Hai nhà tâm lý học miêu tả quá trình này như sau:

Giai đoạn 0 biết gì: Khi không có kiến thức gì về lĩnh vực đang bàn đến, sự tự tin của một người bằng o.

Giai đoạn 1: Khi bắt đầu có một chút kiến thức, sự tự tin của họ tăng lên đáng kể. Đỉnh cao của giai đoạn này được gọi là “đỉnh cao của sự thiếu hiểu biết”.

Ví dụ: Có khi bạn cảm thấy leo lên được đỉnh núi nhưng đó là “ đỉnh núi của sự ảo tưởng sức mạnh”, chúng ta cảm thấy như được khai sáng sau khi mình đọc được, hay học được một cái lý thuyết mới, đọc được cuốn sách nào đó mà nó rất hay khiến tinh thần và sự tự tin bắn lên rất cao, mình tưởng là mình đã giác ngộ, mình tưởng mình biết tất cả mọi thứ.

Hành vi phổ biến nhất: Những biểu hiện khi rơi vào hiệu ứng này là đánh giá cao trình độ của mình, không nhận ra được trình độ và sự tinh thông của người khác, không nhận ra sự thiếu sót của mình. Là chúng ta bắt đầu muốn chia sẻ, muốn chém gió, chúng ta cảm nhận mình phải lan tỏa một điều tuyệt vời, một trí thức của nhân loại cho cộng đồng, cho bạn bè vd: bạn có biết thiền không, thiền hay vậy mà không biết, bạn có biết tự do tài chính, đừng có suy nghĩ của người nghèo, phải có tư duy tự do tài chính…đó là giai đoạn bạn mới có một chút kiến thức, giai đoạn này bạn sẽ kiêu hãnh, tự hào về điều bạn biết, tuy nhiên giai đoạn này bạn thực sự cuốn hút với bạn bè của bạn, bạn cũng dễ thuyết phục người thân, bạn bè ùa theo bạn. Tuy nhiên những gì diễn ra sẽ dẫn đến hậu quả rất đáng tiếc mà bạn không hề mong muốn.

Chiêm nghiệm: Khi bạn tiếp nhận được những kiến thức mới, những kiến thức làm bạn bừng sáng, ban kêu lên Ow vậy mà bấy lâu nay ta không biết! Thay vì bạn đi dạy đời thì “Hãy bắt tay vào hành động thay vì chỉ nói”. Hành động từ những việc nho nhỏ để trải nghiệm, thử nghiệm những ý tưởng mà bạn nhận thức được.

Giai đoạn 2: Khi bắt đầu nghiên cứu kỹ hơn, trải nghiệm nhiều hơn, họ mất đi sự tự tin, điểm đáy của giai đoạn này là “ thung lũng của sự tuyệt vọng”.

Ví dụ: Chúng ta lấy tiền tiết kiệm của bố mẹ, vay mượn bạn bè để khởi nghiệp, đầu tư vào dự án quá sức, bởi các bạn còn thiếu quá nhiều kiến thức rồi bạn sẽ té sấp mặt.

Hành động: Các bạn bắt đầu thấy tự ti, hoài nghi vào cuộc sống, sao mình lỗ lực vậy mà không thành cơm, thành canh.

Chiêm nghiệm: Khi bắt đầu một công việc hay tìm hiểu một lĩnh vực mới, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ đến từ những người có kinh nghiệm, như sếp hay những chuyên gia ở lĩnh vực bạn đang theo đuổi và nhờ họ nhận xét giúp bạn. Dù đã tìm hiểu thông tin và lắng nghe nhận xét từ người khác, bạn vẫn có thể rơi vào bẫy tâm lý như thiên kiến xác nhận. Vì vậy, hãy luôn đặt câu hỏi về những gì bạn đã biết để thử thách suy nghĩ, niềm tin và kỳ vọng của mình. Để rồi đứng dậy, đối diện với những vấp ngã, sai lầm, học hỏi và kiên trì theo đuổi đam mê.

 Giai đoạn 3: Khi họ vẫn tiếp tục kiên trì tìm hiểu, học hỏi, trau rồi thì sự hiểu biết và tự tin của họ sẽ dần dần tăng trở lại, giai đoạn này được gọi là “dốc nghiêng khai sáng”

Ví dụ: Khi bạn học tiếng Anh, bạn bắt đầu tìm kiếm các cuốn sách, video, các lớp ôn luyện tiếng Anh, bạn kiên trì học,theo đuổi niềm đam mê, không nản chí, cỗ gắng mỗi ngày để leo lơn cơn dốc biết tiếng Anh, rồi bạn sẽ chạm đến biết nghe và nói được tiếng Anh lưu loát.

Chiêm nghiệm: Ở bước này các bạn sẽ lên một cách từ từ, đây là quá trình tiếp tục trau dồi, để hiểu vấn đề một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn, đa chiều hơn và chúng ta bỏ ra rất nhiều công sức để thực hành, rèn luyện để rồi đi đến hết con dốc đó chúng ta bắt đầu chạm đến một tài năng nào đó của riêng bạn.

Giai đoạn 4: Khi trở thành người thật sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực đó, sự tự tin của bạn sẽ tăng đến mức độ rất ổn định, đây là giai đoạn “cao nguyên của sự bền vững”.

Ví dụ: Khi bạn chạm đến giai đoạn này, bạn không chỉ có kiến thức, mà bạn còn có sự từng trải, các bạn hiểu sâu sắc và lúc này các bạn có thể làm được việc lớn. Lúc này bạn có thể đầu tư nguồn lực, tiền bạc, thời gian và tâm huyết để đi đến con đường thành công.

Chiêm nghiệm: Người ở trong giai đoạn này họ biết rõ những cái họ biết và chưa biết. Cho nên tự tin bắt tay vào hành động họ vẫn không ngừng học hỏi, cởi mở trò chuyện với những người có những suy nghĩ trái chiều để tiếp cận những góc nhìn phản biện hơn, đa chiều hơn để rồi bạn thành công hơn, thành công trong cuộc sống gia đình, trong công việc, thành công về tài chính. Khi bạn đạt được “cao nguyên của sự bền vững” là lúc bạn có thể nâng đỡ hỗ trợ người khác, như cách mà chúng ta đã nhận được sự hỗ trợ trong quá khứ, hãy giúp một ai đó trưởng thành như chính mình.

 

 

Để lại bình luận

Scroll