Nguồn thu nhập và cách chi tiêu - Quý Bùi

Nguồn thu nhập và cách chi tiêu

1. Nhu cầu thiết yếu (55%)

+ Ăn uống.

+ Xăng xe đi lại.

+ Điện thoại.

+ Hóa đơn điện, nước.

+ Quần áo, học phí con đi học.

2.Giáo dục (10%)

+ Tham gia lớp học.

+ Hội thảo.

+ Mua sách vở.

3. Hưởng thụ (10%)

+ Đến những nơi bạn chưa từng đến.

+ Đi spa.

+ Ăn những món sang trọng.

4. Tự do tài chính (10%)

+ Tiền của quỹ này chỉ dùng đề đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động (không được tiêu tiền trong quỹ này chỉ được dùng đầu tư).

5. Tiết kiệm dài hạn (10%)

+ Dùng cho những trường hợp khẩn cấp.

+ Tập trung cho những mục tiêu lâu dài như mua nhà, mua xe ô tô.

6. Cho đi (5%)

+ Từ thiện.

+ Giúp đỡ người thân, bạn bè.

* Bài học chi tiêu sau đại dịch Covid-19:

Khi bạn có được một số tiền phải có kế hoạch chi tiêu trong cả năm ngay từ ngày đầu năm mới.

Trước tiên phải dành ra một phần để trả cho nhu cầu thiết yếu hoặc những sự cố trong cuộc sống: Ăn uống, xăng xe đi lại, tiền điện thoại, điện, nước, học phí cho con… để giảm rủi ro, nếu mình chưa có việc, hay không có việc, công việc kinh doanh, đầu tư chưa mang lại doanh thu cuộc sống vẫn Ok (khoảng 6 tháng chi phí, đến 1 năm thì càng tốt).

Một phần cho bản thân chi tiêu: mua cái gì đó, tiêu cái gì đó ví dụ mua quần áo, đồng hồ, điện thoại.

Sau đó mới đầu tư: Khởi nghiệp kinh doanh, bán hàng hoặc đầu tư vào các công ty, đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán (Cái gì mình không thích thì đừng có đi, đừng có làm, phải đi cái hướng nào mình thấy đúng).

Nhà đầu tư lão luyện là phải: “Có Kiến thức, Có Kinh nghiệm, Có Khoản tiền dư dồi dào” (theo cuốn Dạy con là giàu – Hướng dẫn đầu tư của Napoleon Hill).

Công thức giàu bền vững: 3 3 3 1 (ba ba ba một).

30% đầu tư vào công việc mang ra lợi nhuận;

30% để một bên lo cho cha mẹ, cho anh cho em, lo cho dòng họ, giúp những chùa chiền, nhà thờ, hoạt  động vì xã hội, tương lai…;

30% để dành (gửi ngân hàng);

10% cho bản thân.

Hãy đặt bản thân bốn câu hỏi Tại sao?

  1. Tại sao tôi cần phải làm việc chăm chỉ, tại sao tôi phải trả giá, tại sao tôi phải lỗ lực?
  2. Tai sao không?: Tại sao bạn không đọc nhiều sách hơn? tại sao bạn không học nhiều kỹ năng hơn? Tại sao bạn không thử sức mạnh để xem bạn trưởng thanh, bạn mạnh mẽ như thế nào? Tại sao bạn không thử bạn có thể làm gì trong cuộc đời này? tại sao bạn không thử xem bạn có thể đi xa đến đâu? Tại sao bạn không thử cố gắng nỗ lực hết sức mình xem bạn có thể đạt thu nhập bao nhiêu?
  3. Tại sao không phải là bạn?: Tại sao không phải là bạn làm chủ cuộc đời của mình, tại sao không phải là bạn là người tự tin, bạn có mục tiêu rõ ràng trong cuộc đời này?
  4. Tại sao không phải bây giờ?: Tại sao không phải bây giờ khi chúng ta đang sống trong thế ký 21 một thế kỷ mà mọi thứ đều phát triển, bạn có cơ hội học hành tốt hơn, tại sao không phải bây giờ bạn hành động để đạt mục tiêu bạn đề ra.

Để lại bình luận

Scroll